Ngày nay, việc chăm sóc và bảo vệ thú cưng là vấn đề cần được quan tâm. Mỗi ngày, có đến hàng trăm ca cấp cứu cho thú cưng bởi nguyên nhân do ngộ độc thức ăn, tai nạn giao thông,…Nếu chủ nuôi không trang bị được kiến thức kỹ lưỡng về những trường hợp khẩn cấp, thì thú nuôi sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm. Vì vậy, Petlife đã tổng hợp những mẹo cơ bản giúp cấp cứu thú cưng trong các trường hợp khẩn cấp.
Cách giải quyết những trường hợp khẩn cấp của thú cưng
Để bảo vệ thú nuôi tránh khỏi những tác động nguy hiểm, điều đầu tiên chủ nuôi phải thật sự bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Đây là một đòn tâm lý giúp thú cưng có thể an tâm và cảm thấy an toàn khi ở cạnh chủ nuôi.
Sau đó, lập tức gọi ngay bác sĩ thú y hoặc đưa thú nuôi đến cơ sở thú y gần nhất để chẩn đoán và điều trị. Hãy lưu số điện thoại bác sĩ thú y, phòng trường hợp xấu nhất có thể liên hệ ngay với bác sĩ.
Tuy nhiên, dù ở trường hợp vô cùng khẩn cấp nhưng chủ nuôi tuyệt đối không làm những điều sau đây:
– Không nên quấn băng quá chặt vào người chúng hoặc rọ mõm vào thời điểm này. Bởi vì, thú cưng đang trong giai đoạn nguy kịch, chúng rất đau đớn nên việc làm này sẽ khiến chúng phản kháng lại bạn.
– Không dùng bừa bãi thuốc cho vật nuôi, không cho chúng ăn khi chúng quá đau.
– Nếu trường hợp cún cắn bạn, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Những biểu hiện của thú cưng cần phải liên lạc với bác sĩ
Nếu thú cưng rơi vào một trong các trường hợp dưới đấy, đừng ngần ngại mà hãy liên lạc ngay bác sĩ thú y để kịp thời giải quyết:
– Vật nuôi mệt mỏi, không muốn mở mắt, không muốn ngồi dậy hoặc đi xung quanh
– Vật nuôi cảm thấy khó thở, liên tục ho khan
– Vật nuôi ói mửa, thâm chí ói ra máu
– Vật nuôi đau đớn, quằn quại, cơ thể run rẩy
– Vật nuôi không thể đi vệ sinh
– Vật nuôi không giữ thăng bằng được trong khi đi
Những trường hợp nên cấp cứu ngay cho thú nuôi